Y Tế Xã Đàn – phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Chướng bụng đau cứng bụng là bệnh gì?

Ngoài hội chứng rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột thì triệu chứng chướng bụng, đau bụng dưới là biểu hiện điển hình bệnh u nang buồng trứng mà phụ nữ thường mắc phải. Nếu để bệnh kéo dài có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn, thậm chí gây xoắn vỡ buồng trứng, gây nguy hiểm tính mạng.
Chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin về các triệu chứng, hậu quả và phương pháp điều trị u nang buồng trứng qua bài viết dưới đây.

Chướng bụng biểu hiện bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng chiếm 80% trường hợp khối u ở buồng trứng, là tình trạng buồng trứng phụ nữ xuất hiện khối u phát triển bất thường, cản trở sự phát triển nang trứng và rụng trứng.
Có 2 dạng u nang buồng trứng:

U cơ năng: Thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản, phần lớn những khối u được hình thành do rối loạn chức năng buồng trứng.

U thực thể: Gặp ở tất cả phụ nữ, từ bé gái tuổi dậy thì đến phụ nữ sau mãn kinh. Do các tổn thương thực thể ở buồng trứng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng xoắn buồng trứng dẫn đến vỡ bên trong, nguy hiểm tính mạng. Một số khối u chèn ép gây rối loạn tiêu hóa, đường tiết niệu, thậm chí trở thành u ác tính.

Dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng:


Tuy nhiên, những triệu chứng chướng bụng, đau bụng dưới hay đau cứng bụng dễ gây nhầm lẫn u nang buồng trứng với các bệnh đau ruột thừa, đau dạ dày, bàng quang…Do đó, khi bị chướng bụng, các bạn nên đi khám để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Hậu quả u nang buồng trứng

Các cơn đau bụng dưới, đau cứng bụng khiến chị em mệt mỏi, ảnh hưởng công việc, sinh hoạt bình thường. Đồng thời, đau khi quan hệ kéo dài có thể gây suy giảm ham muốn tình dục, từ đó gây sứt mẻ tình cảm vợ chồng.

Các khối u nang vỡ ra có thể bị viêm nhiễm và lây lan vi khuẩn sang nhiều quan khác như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm tắc vòi trứng.

Tuy nhiên, nếu khối u chiếm diện tích lớn trong buồng trứng sẽ gây cản trở khả năng thụ thai, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Thậm chí, khi u nang lớn khiến buồng trứng bị xoắn hoặc di chuyển khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến nguồn cung cấp máu cho buồng trứng bị cắt đứt. Nếu không điều trị có thể gây tổn thương hoặc hoại tử mô buồng trứng, nguy hiểm tính mạng.

Điều trị u nang buồng trứng như thế nào?

Tùy từng mức độ bệnh u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị nội khoa: Chỉ áp dụng với mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc có tác dụng kích thích các khối u nang vỡ ra hoặc teo đi.

Can thiệp ngoại khoa: Khi có kết quả chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh ở giai đoạn có thể gây biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa.

+ Mổ nội soi: Nếu u nang nhỏ và xét nghiệm có kết quả loại trừ ung thư, bác sĩ có thể tiến hành mổ nội soi để cắt bỏ khối u.

+ Mổ mở: Nếu u nang lớn, bác sĩ sẽ cắt khối u qua đường mổ lớn ở bụng. Nếu xác định khối u là ung thư thì bác sĩ có thể tiến hành cắt hoàn toàn tử cung và 2 buồng trứng để tránh di căn và gây nguy hiểm tính mạng.

Phòng bệnh u namg buồng trứng

Nhìn chung, u nang buồng trứng có thể gặp ở bất cứ người phụ nữ nào, do đó, chị em nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, triệu chứng u nang buồng trứng khá giống bệnh ung thư buồng trứng, người bệnh nên lưu ý một số triệu chứng sau để đi khám kịp thời:

Vì vậy, khi có triệu chứng chướng bụng, đau cứng bụng dưới, các bạn có thể gọi tổng đài 024.37.152.152 hoặc để lại SĐT tại [tư vấn trực tuyến] trên website phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Tư vấn hoạt động 24/24 giờ sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ thông tin kịp thời, chính xác và miễn phí.