Y Tế Xã Đàn – phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Biểu hiện xoắn thừng tinh cấp tính ở thiếu niên

Xoắn thừng tinh hay còn gọi là xoắn tinh hoàn – một căn bệnh nam khoa phổ biến ở nam giới. Xoắn thừng tinh là do tinh hoàn không được cố định vững chắc, tự xoay quanh trục của nó làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch máu đến nuôi tinh hoàn. Hậu quả là tinh hoàn bị hoại tử.
“Bác sĩ ơi, cháu đang thấy rất hoang mang và lo lắng. Ba hôm trước cháu có bị đau tinh hoàn nên có đến phòng khám gần nhà khám và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh xoắn thừng tinh. Bác sĩ có thể cho cháu biết xoắn thừng tinh cấp tính ở thiếu niên như thế nào không? Cháu nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Rất mong sớm nhận được phản hồi của bác sĩ. Cháu cám ơn nhiều ạ.”

Quangmanh***@gmail.com

Cháu thân mến!
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội rất chia sẻ với trường hợp của cháu. Không chỉ riêng cháu mà còn nhiều bạn nam giới khác cũng đang rơi vào tình trạng tương tự có gửi câu hỏi về vấn đề biểu hiện xoắn thừng tinh cấp tính ở thiếu niên đến phòng khám nhờ các bác sĩ giải đáp. Và sau đây, bác sĩ chuyên khoa Nam học – Tiết niệu Phan Văn Thắng sẽ tư vấn cho cháu như sau:

Bác sĩ Phan Văn Thắng cho biết: Nói một cách dễ hiểu thì xoắn thừng tinh hoàn là hiện tượng xảy ra khi các thừng tinh bị xoắn lại. (Thừng tinh là cấu tạo nằm trong bìu gồm những tĩnh mạch ngoằn ngoèo dẫn máu ra khỏi các tinh hoàn). Khi thừng tinh bị xoắn, việc cung cấp máu đến tinh hoàn sẽ bị cản trở và khó khăn. Ở nam giới, xoắn tinh hoàn là nguyên nhân gây mất tinh hoàn thường gặp nhất.

Mặc dù tỷ lệ nam giới bị xoắn thừng tinh rất thấp nhưng nguyên nhân chính vẫn chưa được biết chính xác. Xoắn có thể xảy ra trong lúc làm việc, có liên quan đến chấn thương hoặc xảy ra trong khi ngủ. Cháu có thể lưu ý một số trường hợp có thể gây xoắn thừng tinh hoàn sau: bất thường bẩm sinh, tinh hoàn không xuống bìu đầy đủ, hoạt động thường ngày bất cẩn, sinh hoạt tình dục, chấn thương, tập luyện thể dục không đúng cách, phản xạ thừng tinh, khí hậu lạnh…

Biểu hiện xoắn thừng tinh cấp tính

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị xoắn tĩnh mạch tinh hoàn

Khi mắc bệnh xoắn thừng tinh, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện sau:

Đau đột ngột vùng bìu và đau một bên là triệu chứng thường gặp nhất. Cơn đau có thể khởi phát về đêm làm bệnh nhân phải thức dậy. Đau có thể lan lên bẹn và hông, lưng.

Sờ tinh hoàn thấy rất đau. Tinh hoàn bên thừng tinh bị xoắn thường nằm cao hơn so với bên đối diện

Những bệnh nhân đến muộn, da bìu sưng nề, bầm tím

Mất phản xạ da bìu là một triệu chứng có độ đặc hiệu cao, khoảng 2% bệnh nhân có thể bị xoắn thừng tinh hai bên

Có hai loại xoắn thừng tinh trong tinh mạc thường gặp ở người lớn và xoắn thừng tinh ngoài tinh mạc thường gặp ở trẻ em. Vì thế, việc đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác cháu mắc chứng xoắn thừng tinh nào. Việc chẩn đoán xoắn thừng tinh cấp tính chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh xoắn thừng tinh thông qua việc xạ hình tinh hoàn và siêu âm màu để đánh giá lưu lượng máu đến tinh hoàn.

Một khi có chẩn đoán xác định mắc xoắn thừng tinh cấp tính ở thiếu niên, cháu cần thực hiện phẫu thuật ngay để “cứu” tinh hoàn. Bác sĩ Phan Văn Thắng có lưu ý: Tinh hoàn bị xoắn có thể tháo xoắn và giữ lại được nếu thời gian thiếu máu dưới 4 giờ. Nếu bệnh nhân đến trễ quá 8 giờ kể từ khi khởi phát đau, tinh hoàn bị tổn thương thường không được hồi phục.

Bệnh xoắn thừng tinh cấp tính thực sự là bệnh lý nam khoa vô cùng nguy hiểm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nam giới, do đó bác sĩ khuyên cháu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra và phẫu thuật sớm.
Nếu còn băn khoăn, cháu hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 02437 152 152 hoặc chọn [Tư vấn trực tuyến] để nhận tư vấn hỗ trợ của bác sĩ Thắng và các chuyên gia.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội làm việc tất cả các ngày từ 8 giờ đến 20 giờ 30 phút tại địa chỉ 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.