“Chào bác sĩ, con trai em năm nay 2 tuổi, cháu hoàn toàn khỏe mạnh và ít khi bị ốm. Nhưng gần đây đột nhiên cháu có hiện tượng tiểu khó, khi đi tiểu phải cố rặn thật mạnh và rất lâu, tia nước tiểu cũng nhỏ và phần đầu dương vật của cháu phồng lên. Bác sĩ cho em hỏi liệu con em có mắc bệnh gì và có gây nguy hiểm gì không, em cảm ơn bác sĩ”
Nguyễn Minh Đăng (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)
Chào bạn Đăng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, thắc mắc của bạn về tình trạng của bé trai cũng giống với thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khác khi thấy con có hiện tượng tiểu khó. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết này.
Theo như mô tả của bạn Đăng, cháu bé có tình trạng tiểu khó, tia nước tiểu nhỏ và đầu dương vật phồng lên khi đi tiểu. Qua phỏng đoán ban đầu của các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội thì khả năng cao cháu bé đã bị hẹp bao quy đầu, để có kết luận chính xác, bố mẹ hãy đưa cháu đến các cơ sở uy tín để bác sĩ thăm khám và xác định đúng tình trạng mà cháu bé đang mắc phải.
Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể kéo xuống được, làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu. Hẹp bao quy đầu ở trẻ bao gồm hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Hẹp bao quy đầu sinh lý: là hiện tượng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu từ khi trẻ mới sinh. Khi trẻ lớn lên, các tế bào chết ở thượng bì da bao quy đầu sẽ bong ra và giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý: là trường hợp hẹp bao quy đầu khi có sự xuất hiện của sẹo xơ. Sẹo xơ hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Cần phải điều trị càng sớm càng tốt nếu không sẽ dẫn tới những hậu quả nguy hiểm.
Biểu hiện của trẻ bị hẹp bao quy đầu
- Tiểu khó, khi đi tiểu phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ.
- Đau đớn, đỏ mặt khi đi tiểu vì phải rặn.
- Bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy, do lỗ tiểu rất nhỏ cản trợ sự bài tiết ra ngoài của nước tiểu.
- Nước tiểu đục và hôi.
- Nhìn thấy bã kén ở vùng quy đầu hoặc vòng xơ của bao quy đầu ngay lỗ tiểu.
Tình trạng hẹp bao quy đầu ở bé trai nếu không điều trị thời thì các chất bẩn cũng như vi khuẩn tích tụ ở bao quy đầu sẽ càng nhiều, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm bao quy đầu, có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới thận. Ngoài ra, bao quy đầu hẹp cũng hạn chế sự phát triển của dương vật, làm cho dương vật của trẻ không thể phát triển được tối đa kích cỡ, khi trưởng thành dương vật sẽ nhỏ hơn bình thường.
Điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ nhỏ như thế nào?
Hẹp bao quy đầu có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bao quy đầu hoặc tự nong bao quy đầu tại nhà. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể giúp bé khắc phục hẹp bao quy đầu bằng cách nong nhẹ cho bao quy đầu của bé rộng ra và và thoa kem có chất kháng viêm để làm mềm da. Sau đó dùng tay kéo da bao quy đầu lên trên rồi đẩy xuống phía dưới cho đến khi nhìn thấy niệu đạo. Làm hằng ngày mỗi lần khoảng 2 – 3 phút cho đến khi bao quy đầu giãn ra. Không được làm quá mạnh tay nếu không sẽ khiến trẻ đau đớn.
Vừa rồi là giải đáp của các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, nếu bé trai nhà bạn gặp bất cứ vấn đề nào với hẹp bao quy đầu, hãy liên hệ ngay tới tổng đài 02437 152 152 hoặc chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn 24/24.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Phòng khám mở cửa từ 8 giờ đến 20 giờ 30 tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và lễ.
Tư vấn 24/24.